Bạn đang xem: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ trên 10 tuổi
Trẻ em và thanh thiếu niên còn trong giai đoạn phát triển thể chất sẽ có những thay đổi không ngừng về chiều cao và cân nặng. Kết quả này cũng có sự khác biệt ở cùng một độ tuổi phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, vận động, thời gian ngủ nghỉ, môi trường sống… của trẻ. Vậy, cách tính mức chuẩn của hai yếu tố này như thế nào? Cùng tham khảo bài viết sau đây của Khỏe Đẹp Là Vàng ngay nhé.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn
Mục Lục
Yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻCách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻCách đo chiều cao chuẩn cho các béBảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhiBảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi chuẩn WHOMột vài lưu ý khi đo chiều cao và cân nặng của béLàm thế nào để trẻ đạt chiều cao cân nặng chuẩn?Những thói quen cần tránh để giúp trẻ tăng chiều caoMột số câu hỏi liên quan đến chiều cao cân nặng của trẻYếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Sức khỏe mẹ bầu trong quá trình mang bầu
Trẻ đã hình thành các cơ quan xương khớp ngay từ trong bụng mẹ để có chiều dài cơ thể và cân nặng nhất định khi chào đời. Trách nhiệm của người mẹ ở thời gian mang thai đòi hỏi các phương pháp đầu tư về dinh dưỡng, đảm bảo con có đủ dưỡng chất cần thiết để nuôi dưỡng cơ thể. Mẹ lưu ý ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích, đồng thời giữ tâm lý thoải mái, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong thai kỳ.
Bệnh tật
Tình trạng cơ thể cũng là điều kiện để trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng tối ưu cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ có sức đề kháng yếu, thường xuyên bệnh tật sẽ khó hấp thụ dinh dưỡng, khả năng vận động kém, ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, những trẻ mắc bệnh cần điều trị thuốc gây ra những biến đổi chất trong cơ thể, vô tình cản trở quá trình phát triển bình thường về thể chất.
Môi trường xung quanh
Môi trường sống bao gồm khí hậu, nguồn nước… tác động đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng của trẻ. Cụ thể, nếu trẻ sống ở khu vực có nguồn nước bẩn, không khí ô nhiễm, thường xuyên có tiếng ồn… thì trẻ rất dễ mắc bệnh. Ngoài ra, môi trường này khiến trẻ khó tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, khả năng rèn luyện bị hạn chế làm cho xương khớp bị kìm hãm phát triển.

Môi trường sống lành mạnh giúp con yêu đạt chuẩn bảng chiều cao cân nặng của trẻ em
Cách tra cứu chiều cao cân nặng của trẻ
Chiều cao và cân nặng của trẻ liên tục tăng trưởng trong 18 – 20 năm đầu đời. Ở từng độ tuổi, các chuyên gia y tế từ WHO đều đã nghiên cứu và thống kê mức chuẩn. Dưới đây là cách tra cứu theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo WHO giúp cha mẹ thuận tiện hơn trong việc tra cứu và đối chiếu với kết quả thể trạng hiện tại của con yêu.
Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé từ 0 – 5 tuổi
Trẻ trong giai đoạn tuổi này đang thích nghi với cuộc sống bên ngoài, trẻ cũng có thời gian phát triển mạnh mẽ ở 3 năm đầu đời và ổn định hơn ở 2 năm sau. Nếu chỉ số cân nặng và chiều cao của con nằm dưới mức tối thiểu so với bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh đồng nghĩa với cơ thể trẻ đang thấp bé, nhẹ cân. Đây cũng là độ tuổi mà trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý và cân bằng.

Cân đo chuyên dụng chính xác để so sánh bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé sơ sinh
Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé 5 – 15 tuổi
Trong khoảng thời gian này có độ tuổi dậy thì của trẻ – thời điểm “vàng” phát triển thể chất, đặc biệt là chiều cao. Do đó, chiều cao của con có thể tăng mạnh trong thời gian ngắn, trong đó có 1 – 2 năm đạt đỉnh với tốc độ 8 – 15cm/năm. Ngoài theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em, cha mẹ cần chú ý đến tỷ lệ chiều cao – cân nặng được tính bằng BMI dựa trên công thức BMI = cân nặng / (chiều cao)2 (Cân nặng: kg; Chiều cao: mét).
Cách tra cứu chiều cao cân nặng của bé từ 15 – 18 tuổi
Đây là giai đoạn cuối của dậy thì, tốc độ tăng đã chậm hơn và có thể ngừng hẳn ở một số trường hợp, đặc biệt là nữ giới. Cơ thể lúc này đã có sự hoàn thiện nhất định về khung xương, và hình thành cơ bắp. Cha mẹ tiếp tục theo dõi chỉ số BMI và có thể hướng dẫn cho con tự theo dõi cơ thể và phát triển ý thức chăm sóc sức khỏe khoa học.
Cách đo chiều cao chuẩn cho các bé
Cách đo chiều cao chuẩn cho bé dưới 2 tuổi
Đối với trẻ dưới 2 tuổi, cha mẹ nên đo chiều cao cho con bằng cách đặt con nằm ngửa, duỗi thẳng tay chân. Mẹ lưu ý giữ cho đầu, đầu gối của con thẳng, mặt song song với trần nhà, một đầu thước đo nằm ở đầu của con, đầu thước còn lại ở gót chân. Hiện nay, có một số loại thước đo chuyên dụng giúp mẹ dễ dàng đo được kết quả chính xác. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần đối chiếu với bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh để đảm bảo con đang đạt tốc độ tăng trưởng tối ưu.
Cách đo chiều cao chuẩn cho bé trên 2 tuổi
Trẻ trên 2 tuổi đã có thể đứng vững nên cha mẹ đo chiều cao cho con bằng loại thước đo phổ biến cho người trưởng thành. Bằng cách cho con đứng sát vào thước đo, lưng, chân và cổ giữ thẳng, bạn sẽ kiểm tra được kết quả chính xác về chiều cao của trẻ. Mẹ lưu ý cho con đo vào buổi sáng sớm, con không mang theo giày dép hay mũ nón. Mẹ có thể ghi lại kết quả này theo mẫu bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ em, đo theo mốc thời gian 1 – 3 tháng để theo dõi tiến trình tăng trưởng.

Trẻ trên 2 tuổi có thể đo chiều cao dễ dàng bằng thước đo bình thường
Cách đo cân nặng chuẩn của trẻ từ sơ sinh đến 18 tuổi
Việc đo cân nặng của trẻ em dễ dàng hơn so với chiều cao. Có nhiều loại cân nặng mà cha mẹ có thể tin dùng một loại phù hợp với gia đình và đảm bảo độ chính xác. Sau khi đọc cân nặng của con, mẹ cần so sánh với bảng đo chiều cao cân nặng trẻ em để kiểm tra con đã đạt chuẩn mức cân nặng chưa.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cha mẹ có thể sử dụng loại cân chuyên dụng cho trẻ em. Ngoài ra, bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh cũng có sự khác biệt, mẹ lưu ý đo 1 lần/tháng để kiểm tra tốc độ tăng liên tục của con. Mức cân nặng này ảnh hưởng đến khả năng phát triển chiều cao của con nên cần được theo dõi cẩn thận, đảm bảo con đang có thể trạng tốt, sẵn sàng để cao lớn vượt trội.
Đối với trẻ trên 10 tuổi, sự cân bằng giữa cân nặng và chiều cao mang đến vóc dáng lý tưởng. Kiểm tra cân nặng thường xuyên giúp trẻ nắm được tỷ lệ cơ thể hiện tại, đồng thời có kế hoạch cân bằng dinh dưỡng và tập luyện để đạt được cân nặng chuẩn.
Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi
Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 8-20 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 8 | 1.6 cm | 1 gr |
Tuần thứ 9 | 2.3 cm | 2 gr |
Tuần thứ 10 | 3.1 cm | 4 gr |
Tuần thứ 11 | 4.1 cm | 7 gr |
Tuần thứ 12 | 5.4 cm | 14 gr |
Tuần thứ 13 | 7.4 cm | 23 gr |
Tuần thứ 14 | 8.7 cm | 43 gr |
Tuần thứ 15 | 10.1 cm | 70 gr |
Tuần thứ 16 | 11.6 cm | 100 gr |
Tuần thứ 17 | 13 cm | 140 gr |
Tuần thứ 18 | 14.2 cm | 190 gr |
Tuần thứ 19 | 15.3 cm | 240 gr |
Tuần thứ 20 | 16.4 cm | 300 gr |
Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 21-32 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 21 | 25.6 cm | 360 gr |
Tuần thứ 22 | 27.8 cm | 430 gr |
Tuần thứ 23 | 28.9 cm | 501 gr |
Tuần thứ 24 | 30 cm | 600 gr |
Tuần thứ 25 | 34.6 cm | 660 gr |
Tuần thứ 26 | 35.6 cm | 760 gr |
Tuần thứ 27 | 36.6 cm | 875 gr |
Tuần thứ 28 | 37.6 cm | 1005 gr |
Tuần thứ 29 | 38.6 cm | 1153 gr |
Tuần thứ 30 | 39.9 cm | 1319 gr |
Tuần thứ 31 | 41.1 cm | 1502 gr |
Tuần thứ 32 | 42.4 cm | 1702 gr |
Bảng chiều cao cận nặng chuẩn WHO cho thai nhi từ 33 đến 40 tuần tuổi
Tuần tuổi thai nhi | Chiều cao | Cân nặng |
Tuần thứ 33 | 43.7 cm | 1918 gr |
Tuần thứ 34 | 45 cm | 2146 gr |
Tuần thứ 35 | 46.2 cm | 2383 gr |
Tuần thứ 36 | 47.4 cm | 2622 gr |
Tuần thứ 37 | 48.6 cm | 2859 gr |
Tuần thứ 38 | 49.8 cm | 3083 gr |
Tuần thứ 39 | 50.7 cm | 3288 gr |
Tuần thứ 40 | 51.2 cm | 3462 gr |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo độ tuổi chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 0 – 23 tháng
THÁNG | NỮ | NAM | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | |
0 tháng | 3,2 kg | 49,1 cm | 3,3 kg | 47,9 cm |
1 tháng | 4,2 kg | 53,7 cm | 4,5 kg | 52,7 cm |
2 tháng | 5,1 kg | 57,1 cm | 5,6 kg | 56,4 cm |
3 tháng | 5,8 kg | 59,8 cm | 6,4 kg | 59,3 cm |
4 tháng | 6,4 kg | 62,1 cm | 7 kg | 61,7 cm |
5 tháng | 6,9 kg | 64 cm | 7,5 kg | 63,7 cm |
6 tháng | 7,3 kg | 65,7 cm | 7,9 kg | 65,4 cm |
7 tháng | 7,6 kg | 67,3 cm | 8,3 kg | 66,9 cm |
8 tháng | 7,9 kg | 68,7 cm | 8,6 kg | 68,3 cm |
9 tháng | 8,2 kg | 70,1 cm | 8,9 kg | 69,6 cm |
10 tháng | 8,5 kg | 71,5 cm | 9,2 kg | 70,9 cm |
11 tháng | 8,7 kg | 72,8 cm | 9,4 kg | 72,1 cm |
12 tháng | 8,9 kg | 74 cm | 9,6 kg | 73,3 cm |
13 tháng | 9,5 kg | 75,1 cm | 9,9 kg | 76,9 cm |
14 tháng | 9,7 kg | 76,4 cm | 10,1 kg | 77,9 cm |
15 tháng | 9,9 kg | 77,7 cm | 10,3 kg | 79,2 cm |
16 tháng | 10,2 kg | 78,4 cm | 10,5 kg | 80,2 cm |
17 tháng | 10,4 kg | 79,7 cm | 10,7 kg | 81,2 cm |
18 tháng | 10,6 kg | 80,7 cm | 10,9 kg | 82,2 cm |
19 tháng | 10,8 kg | 81,7 cm | 11,2 kg | 83,3 cm |
20 tháng | 11 kg | 82,8 cm | 11,3 kg | 84 cm |
21 tháng | 11,3 kg | 83,5 cm | 11,5 kg | 85 cm |
22 tháng | 11,5 kg | 84,8 cm | 11,7 kg | 86,1 cm |
23 tháng | 11,7 kg | 85,1 cm | 11,9 kg | 86,8 cm |
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn từ 2 – 20 tuổi
TUỔI | NỮ | NAM | ||
Cân nặng | Chiều cao | Cân nặng | Chiều cao | |
2 tuổi | 12 kg | 85,5 cm | 12,5 kg | 86,8 cm |
3 tuổi | 14,2 kg | 94 cm | 14 kg | 95,2 cm |
4 tuổi | 15,4 kg | 100,3 cm | 16,3 kg | 102,3 cm |
5 tuổi | 17,9 kg | 107,9 cm | 18,4 kg | 109,2 cm |
6 tuổi | 19,9 kg | 115,5 cm | 20,6 kg | 115,5 cm |
7 tuổi | 22,4 kg | 121,1 cm | 22,9 kg | 121,9 cm |
8 tuổi | 25,8 kg | 128,2 cm | 25,6 kg | 128 cm |
9 tuổi | 28,1 kg | 133,3 cm | 28,6 kg | 133,3 cm |
10 tuổi | 31,9 kg | 138,4 cm | 32 kg | 138,4 cm |
11 tuổi | 36,9 kg | 144 cm | 35,6 kg | 143,5 cm |
12 tuổi | 41,5 kg | 149,8 cm | 39,9 kg | 149,1 cm |
13 tuổi | 45,8 kg | 156,7 cm | 45,3 kg | 156,2 cm |
14 tuổi | 47,6 kg | 158,7 cm | 50,8 kg | 163,8 cm |
15 tuổi | 52,1 kg | 159,7 cm | 56 kg | 170,1 cm |
16 tuổi | 53,5 kg | 162,5 cm | 60,8 kg | 173,4 cm |
17 tuổi | 54,4 kg | 162,5 cm | 64,4 kg | 175,2 cm |
18 tuổi | 56,7 kg | 163 cm | 66,9 kg | 175,7 cm |
19 tuổi | 57,1 kg | 163 cm | 68,9 kg | 176,5 cm |
20 tuổi | 58 kg | 163,3 cm | 70,3 kg | 177 cm |